Dự báo nghiệp vụ ngư trường khai thác cá ngừ đại dương trên vùng biển Việt Nam năm 2015-2016

Đoàn Bộ
Thừa nhận nguyên lý tự nhiên giữa ngư trường (được đặc trưng bởi năng suất đánh bắt CPUE - Catch Per Unit Effort) và các yếu tố môi trường biển có tồn tại mối quan hệ, đã sử dụng phương pháp phân tích tương quan nhiều biến để tìm ra phuơng trình hồi quy sử dụng làm phương trình dự báo. Theo đó, một quy trình đa năng đã được xây dựng để thực hiện các dự báo ngư trường cho nghề (và đối tượng cá khai thác) tùy chọn, hạn dự báo và kích thước ô lưới tùy chọn. Quy trình đã và đang được triển khai trong năm 2015-2016 để thiết lập các dự báo nghiệp vụ hạn tháng và hạn 7-10 ngày ngư trường nghề câu cá ngừ đại dương trên vùng biển xa bờ (6-18oN, 109-117oE). Các bản đồ (và bản tin) dự báo ngư trường đã được Tổng cục Thủy sản và Viện Nghiên cứu Hải Sản thẩm định, cho phép phát báo thường xuyên trên các website của ngành và các địa phương, phát báo hàng ngày trên Đài Thông tin duyên hải và trên các Bản tin dự báo thời tiết nông vụ của VTV1, Bản tin dự báo thời tiết biển và ngư trường của VTC16.
Chi tiết xin mời tham khảo tại http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/57146
Title: Dự báo nghiệp vụ ngư trường khai thác cá ngừ đại dương trên vùng biển Việt Nam năm 2015-2016
Authors: Đoàn Bộ
Keywords: Dự báo ngư trường;Cá ngừ đại dương;Vùng biển xa bờ
Issue Date: 2016
Publisher: ĐHQGHN
Series/Report no.: Vol 32, No 3S (2016);
Description: tr. 7-13
URI: http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/57146
ISSN: 2588-1094
Appears in Collections:Earth and Environmental Studies

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Vinamilk’s Supply Chain and the Small Farmers’ Involvement

Liên kết phát triển sản phẩm du lịch Thái Nguyên với một số tỉnh phía bắc Việt Nam: Lạng Sơn, Cao Bằng, Yên Bái